Ba vị trí quan trọng nhất trong phòng bếp đó là vị trí đặt tủ lạnh – bồn rửa bát – bếp nấu. Theo các nhà kiến trúc sư, thiết kế phòng bếp tốt nhất nên có dạng chữ U hoặc chữ L.
Đặc điểm nổi bật của công trình kiến trúc phòng bếp hình chữ U là tiết kiệm diện tích và tận dụng tối đa được không gian, đồng thời cũng giúp bạn di chuyển một cách dễ dàng và nhanh chóng khi nấu ăn. Còn phòng bếp hình chữ L tuy hơi cổ điển nhưng phù hợp với nhiều không gian, kể cả những ngôi nhà nhỏ hẹp.
Bạn nên tham khảo và lựa chọn kích thước của tủ bếp sao cho phù hợp với phòng bếp của mình ngay từ khi bắt đầu design. Những tủ bếp lớn mặc dù chiếm nhiều diện tích nhưng lưu trữ được nhiều đồ đạc hơn, ngược lại tủ bếp nhỏ tuy gọn gàng nhưng lại không tích trữ được nhiều đồ dùng.
3. Vị trí của đồ đạc trong bếp
Trong quá trình xây dựng phòng bếp bạn hãy lưu ý thiết kế chiều cao của kệ bếp cũng như các ngăn đựng đồ sao cho trẻ nhỏ trong nhà không thể tự tiện nghịch các thiết bị có thể gây nguy hiểm như dao kéo hay bật bếp gas. Để không phải bưng bê các đồ ăn nặng và nóng quá lâu, bạn cũng không nên bố trí khoảng cách đặt bếp và bàn ăn quá xa.
4. Bố trí hợp lý tủ, ngăn kéo và các kệ
Nếu sắp xếp các dụng cụ làm bếp một cách khoa học, bạn sẽ không phải luống cuống đi tìm xem cái dao thái hay chiếc đũa nấu ở đâu khi đang cần gấp. Bạn có thể sử dụng những chiếc giá treo hoặc sử dụng các khay nhỏ để phân chia rõ ràng cho từng món dụng cụ nấu nướng theo thứ tự ưu tiên của mật độ sử dụng. Những dụng cụ được sử dụng nhiều nên để ở một tủ riêng gần với bếp nấu hoặc bàn nấu ăn. Và ngược lại, bạn có thể cất gọn những dụng cụ ít dùng ở một chỗ xa hơn.
Nếu phòng bếp không có cửa sổ, bạn hãy đầu tư hệ thống đèn trần sao cho thật đủ sáng. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng các loại đèn chùm hay nhiều đèn trang trí trong phòng bếp nhỏ và thấp, vì nó sẽ gây ra cảm giác vướng víu, chật chội trong khi nấu nướng6. Tường gỗ mộc mạc
Bạn có thể tận dụng những mảnh gỗ từ chiếc thùng hay tấm ván gỗ cũ để trang trí tường bếp của mình. Đầu tiên hãy tháo rời các thanh gỗ nhỏ rồi cắt chúng thành những miếng có kích thước tương đương nhau. Những việc còn lại của bạn là làm sạch thanh gỗ rồi phết keo lên mặt sau của chúng và ốp lên tường. Tuy khá mất công nhưng chiếc áo mới từ nhưng miếng mảnh gỗ cũ sẽ mang đến cho phòng bếp của bạn một ánh nhìn mộc mạc giản dị lại không kém phần ấn tượng.
7. Màu sắc và ánh sáng
Màu sắc và ánh sáng cũng là một yếu tố quan trọng cần lưu ý khi kiến trúc phòng bếp. Tại khu vực bếp, các đồ nội thất cố định như tủ bếp hay kệ bếp đã chiếm một khoảng không gian lớn với màu sắc đặc trưng của chúng. Tùy theo sở thích về màu sắc nội thất, bạn có thể sử dụng các màu sơn cùng tông hoặc nổi bật cho căn bếp của mình. Tuy nhiên hãy lưu ý rằng các gam màu xám nhạt và pastel sẽ khiến phòng bếp của bạn sạch sẽ cũng như sáng sủa hơn.
8. Tường đá
Ý tưởng trang trí tường bếp này đòi hỏi người thực hiện phải có sự kiên trì và khéo léo. Để bắt đầu, bạn cần chuẩn bị một lượng sỏi có kích thước đồng đều nhau, xi măng cát để trộn vữa và một cái bay. Quy trình thực hiện không quá phức tạp, bạn hãy phết vữa đều tay rồi nhanh chóng gắn sỏi vào hỗn hợp vừa trát và chờ đến khi vữa khô.
9. Tường thép hiện đại
Trang trí tường bếp bằng gạch thép là một ý tưởng vô cùng độc đáo tuy nhiên khá mất công và tốn kém. Hãy đo diện tích phần tường cần ốp lát rồi mua gạch thép không gỉ cùng keo chuyên dụng để gắn những viên gạch này lên tường. Sau khi hoàn thành, bạn sẽ thấy phòng bếp trở nên sạch sẽ và sang trọng hơn hẳn.